Công trình ngầm

Thi công khoan kích ngầm (Pipe Jacking)

1. Giới thiệu chung

Khoan kích ngầm là một phương pháp thi công không đào hở, sử dụng để lắp đặt ống ngầm dưới lòng đất, như ống dẫn nước, cống thoát nước, hoặc ống dẫn khí. Phương pháp này sử dụng thiết bị kích thủy lực công suất lớn để đẩy các đốt ống nối tiếp nhau từ một giếng kích đến một giếng nhận, tạo thành một đường ống dài, liên tục mà không cần đào rãnh trên mặt đất. Công nghệ này đặc biệt hữu ích trong các công trình cấp thoát nước, điện và viễn thông ở khu đô thị đông đúc, nơi mà việc đào rãnh có thể gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu.

Công nghệ khoan kích ngầm có nhiều ưu điểm, bao gồm việc giảm khối lượng đất phải đào, nhờ đó tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm thiểu nhu cầu tái lập mặt đường. Phương pháp này cũng giúp giảm kẹt xe, ít gây ô nhiễm môi trường, và hạn chế tác động đến đời sống người dân. Ngoài ra, khoan kích ngầm còn giúp giảm thiểu rủi ro sụt lún và ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng xung quanh, đồng thời rút ngắn thời gian thi công.

Công nghệ khoan kích ngầm lần đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1910. Đến năm 1960, Hiệp hội Khoan kích ngầm Hoa Kỳ đã chính thức xây dựng các nguyên lý cơ bản của phương pháp này. Công nghệ sau đó phát triển mạnh tại Nhật Bản trong thập niên 1970 và lan rộng sang châu Âu vào thập niên 1980. Tại Việt Nam, công nghệ này đã được triển khai thành công từ năm 2008, điển hình là trong dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 1 tại TP. Hồ Chí Minh.

2. Phạm vi áp dụng

Nhờ vào những ưu điểm vượt trội trong thi công, phương pháp khoan kích ngầm được áp dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình khác nhau như:

  • Hệ thống cấp thoát nước, ống dẫn khí và dẫn dầu, hệ thống cáp điện và cáp viễn thông.
  • Hầm chui qua đường bộ, đường sắt, kênh, sông, và các tòa nhà chắn ngang.
  • Đường hầm cho người đi bộ, đường nối giữa hai đường hầm.

3. Quy trình thi công

Quy trình thi công khoan kích ống ngầm gồm 5 bước cơ bản:

Hình 1. Quy trình thi công khoan kích ống ngầm
                                     

4. Video công nghệ thi công

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Kevin John Ripley (1989). The Performance of Jacked Pipes. A thesis for Ph.D at the University of Oxford, pp.14-15.

[2] James Thomson (1993). Pipe Jacking and Micro-Tunnelling. CRC Press.

[3] François Xavier Borghi (2006). Soil conditioning for Pipe Jacking and tunnelling. A thesis for Ph.D at the University of Cambridge, pp.2-4.

[4] Shih-Yun Liu (2007). Slurry Dewatering in Pipe Jacking Industry. A thesis for Ph.D at the University of Leeds, pp.6-24.

[5] The Pipe Jacking Association (Nov 2024). About pipe jacking. https://www.pipejacking.org/about_pipe_jacking.