Infrastructure Construction

Slope Stabilization Using the Shotcrete Grid Beam System

GIỚI THIỆU CHUNG

Xói lở, sạt trượt do mất ổn định mái dốc đã rất phổ biến trong mùa mưa bão tại các khu vực miền núi trung du ở Việt Nam dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng về người và của. Mái dốc có thể phân ra thành hai loại chính: (1) mái dốc tự nhiên; (2) mái dốc nhân tạo. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của mái dốc có thể kể đến bao gồm: (1) địa hình và các điều kiện vật lý xung quanh; (2) điều kiện địa chất và độ sâu của lớp đất phía dưới, độ phân hủy hoặc vị trí đứt gãy của nó; (3) sức chống cắt của vật liệu hình thành mái dốc; (4) điều kiện bề mặt và nước ngầm; (5) điều kiện ngoại tải tác dụng và các rung động tự nhiên có thể tác động đến độ ổn định của mái dốc. Chính vì có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc mất ổn định của mái dốc nên căn cứ theo kết quả khảo sát, kiểm tra chúng ta phải đưa ra các phương pháp tính toán và bảo vệ phù hợp cho từng loại mái dốc khác nhau.

Biện pháp bảo bề mặt và ổn định mái dốc bằng công nghệ “Grid beam” (lưới dầm) được RAITO KOGYO áp dụng vào rất nhiều các dự án ở Nhật Bản. Giải pháp lưới dầm liên tục thi công theo công nghệ phun bê tông để bảo vệ mái dốc tự nhiên hoặc nhân tạo từ cách đây hơn 30 năm về trước. Phương pháp ổn định mái dốc này thường được gọi là “Grid beam” (lưới dầm) đã được áp dụng rất rộng rãi tại Nhật Bản. Riêng trong năm 2002, có hơn 4600 công trình tại Nhật Bản đã áp dụng công nghệ này để đảm bảo ổn định mái dốc.
Hệ thống dầm lưới thường được sử dụng độc lập để bảo vệ bề mặt khỏi xói lở hoặc có thể kết hợp với neo đất, đinh đất như kết cấu phụ trợ nhằm ổn định mái dốc. Diện tích đất bao quanh bởi lưới dầm này thường sẽ được cải tạo lại để hài hòa với môi trường xunh quanh như thể hiện trong Hình 1.

                                                          Hình 1:Hệ thống dầm lưới được cải tạo hài hòa với môi trường xung quanh 

Cấu kiện chính trong trong hệ lưới dầm bao gồm ván khuôn đặc biệt làm bằng lưới thép và thép gia cường căn cứ theo tính toán. Kích thước mặt cắt điển hình là 200x600x600mm phụ thuộc vào yêu cầu tính toán và khoảng cách diển hình giữa các dầm khoảng 1.5 đến 3.0m tính từ tim. Trong các dự án yêu cầu phải ổn đinh mái dốc, hệ lưới dầm thường được kết hợp với neo đất hoặc đinh đất. Với loại hình đó, một ống dẫn được lắp đặt trước tại các điểm dầm giao cắt trong quá trình thi công lưới dầm để sau này thi công hệ neo tại vị trí đó, cụ thể như Hình 2 và 3.



                                                               Hình 2: Lắp đặt ống chờ                                  Hình 3: Đầu neo tại điểm dầm giao cắt

Hệ lưới dầm phải được tính toán nhằm đảm bảo các yếu tố:
  • Ổn định mái dốc cần xử lý
  • Lực áp dụng vào vị trí dầm giao cắt: sức căng chuyển từ neo đất, đinh đất vào dầm (lực căng tối đa mà dầm có thể chịu được trong khoảng 300 đến 500 kN
Do tính linh hoạt về hình học của hệ thống này, dầm bê tông có thể dễ dàng uốn lượn theo mặt đất hiện trạng và giữ liên kết tốt với bề mặt mái dốc. Các ưu điểm nổi bật của phương án lưới dầm liên tục được liệt kê như dưới đây:
  • Thân thiện với môi trường: sau khi hoàn thành thi công có thể cải tạo lại mặt dốc hài hòa với môi trường xung quanh.
  • Dễ dàng thi công: không yêu cầu các kỹ năng đặc biệt và tiết kiệm thời gian thi công
  • Có thể thi công tại các mái đốc có độ cao lớn
Ứng dụng của phương pháp lưới dầm phun bê tông này được liệt kê như dưới dây:
  • Bảo vệ và ổn định mái đốc
  • Phòng chặn sập mái đốc
  • Gia cố mặt cắt đất
  • Gia cố và cải tạo cấu trúc hiện hữu
  • Gia cố đê
  • Cải tạo thảm thực vật tại các mái dốc bị xói lở

QUY TRÌNH THI CÔNG

Quy trình thi công công nghệ lưới dầm phun bê tông kết hợp neo đất bao gồm các bước chính sau (Hình 4)

Hình 4. Quy trình thi công hệ lưới dầm phun bê tông kết hợp neo đất

REFERENCES

[1]     Yoji Samaru và Koji Sugiyama (2005) Slope Stabilization Using the Shotcrete Grid Beam System in Japan, Shotcrete – Spring 2005.

[2]     Raito Kogyo, “Plant Manual of UNILAP Method”, Raito Kogyo ., Ltd, 2000.

[3]     Raito Kogyo, “Technical Manual of UNILAP Method”, Raito Kogyo ., Ltd, 2003.

[4]     Raito Kogyo, “Technical Manual of Shotcrete Grid Beam – Free Frame”, Raito Kogyo ., Ltd, 2006.

[5]    Japan Slope Protection Association, “Guideline for Grid Beam Design and Construction,” Japan Slope Protection Association, 1995.

[6]     Japan Society of Civil Engineers, Tokyo Japan, 2006 Recommendations for Shotcreting – Slope stabilization.

[7]     Japan Road Association, Tokyo Japan, 2009 Highway Civil Engineering – Guideline for Earth Cutting and Slope Stabilization Works.