Khoan kích ống ngầm (Pipe Jacking) là công nghệ lắp đặt ống trong lòng đất, thiết bị kích thủy lực được sử dụng để kích các đốt ống nối tiếp nhau đồng bộ theo tốc độ thi công của đầu khoan từ một giếng kích đến một giếng nhận để tạo nên một đường ống dài và thông suốt. Công nghệ này được ứng dụng trong các công trình xây dựng hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông, …những công trình đi qua đường có mật độ giao thông cao, không thể thi công đào hở từ trên xuống vì có nhiều tiện ích ngầm, các đoạn băng qua sông, đường sắt hoặc trong các trường hợp phải lắp đặt ống ở những vị trí sâu.
Công nghệ Pipe Jacking xuất hiện đầu tiên vào năm 1910 tại Hoa Kỳ, đến năm 1960 nguyên lý cơ bản của công nghệ này đã được hiệp hội khoan kích ống ngầm Hoa Kỳ xây dựng chi tiết. Từ những năm 1970 công nghệ Pipe Jacking được ứng dụng và phát triển tại Nhật Bản. Đến những năm 1980 công nghệ Pipe Jacking được ứng dụng và phát triển tại Châu Âu. Tại Việt Nam, công nghệ Pipe Jacking đã được ứng dụng thành công từ năm 2008 tại dự án cải thiện môi trường nước TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1.
Ưu điểm và phạm vi áp dụng công nghệ Pipe jacking:
Quy trình thi công khoan kích ống ngầm gồm 5 bước cơ bản:
Minh họa trình tự thi công: https://www.youtube.com/watch?v=WyimKWVoRME
https://www.youtube.com/watch?v=2ka4MZCsyHI[1] Kevin John Ripley (1989). The Performance of Jacked Pipes. A thesis for Ph.D at the University of Oxford, pp.14-15.
[2] Tiêu chuẩn khoan kích ống ngầm Pipe Jacking. Bộ đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản (2013).
[3] James Thomson (1993). Pipe Jacking and Micro-Tunnelling. CRC Press.
[4] François Xavier Borghi (2006). Soil conditioning for Pipe Jacking and tunnelling. A thesis for Ph.D at the University of Cambridge, pp.2-4.
[5] Shih-Yun Liu (2007). Slurry Dewatering in Pipe Jacking Industry. A thesis for Ph.D at the University of Leeds, pp.6-24.